Nâng mũi là thủ thuật thẩm mỹ phổ biến được nhiều chị em lựa chọn để tái tạo lại mũi. Tuy nhiên, cũng giống như các phẫu thuật khác, nâng mũi có thể gây ra nhiều rủi ro hậu phẫu như sưng tấy hoặc viêm nhiễm. Do đó, cần phải nhận biết sớm các dấu hiệu nâng mũi bị viêm để kịp thời xử lý, tránh biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ lưu ý đến bạn các dấu hiệu viêm nhiễm sau nâng mũi cùng hướng điều trị hợp lý. Cùng theo dõi nhé!
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm cần chú ý
Nâng mũi là phẫu thuật tạo hình lại dáng mũi bằng cách đưa vật liệu độn phù hợp vào bên trong mũi. Quá trình này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ viêm nhiễm nếu mọi thao tác không đảm bảo. Nhiễm trùng có thể xảy ra sớm hoặc muộn, thậm chí sau nhiều năm phẫu thuật. Nếu không được điều trị và can thiệp kịp thời, chị em có thể gặp phải nhiều biến chứng phức tạp như co thắt bao xơ, tụt sụn, lòi sụn nâng mũi,...Dưới đây là các dấu hiệu nâng mũi bị viêm mà chị em cần lưu ý:
Đau nhức mũi kéo dài hoặc đầu mũi có dấu hiệu sưng tấy, phồng to
Bình thường, hiện tượng sưng tấy, đau nhẹ vùng mũi thường xảy ra sau phẫu thuật sẽ biến mất sau 2 - 7 ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hơn và ngày càng nghiêm trọng (đầu mũi sưng to, tấy đỏ), thì chị em nên đến gặp ngay bác sĩ. Bởi lẽ, đây có thể là dấu hiệu nâng mũi bị viêm hoặc nhiễm trùng sau nâng mũi.
Mũi bị biến dạng, lệch mũi, sống mũi tụt hoặc rút sóng
Một dấu hiệu nâng mũi bị viêm nữa mà chị em có thể nhận biết đó chính là hình dạng mũi. Nếu thấy mũi bị biến dạng, lệch mũi, tụt sống mũi hoặc rút sóng, thì nguy cơ cao mũi đã viêm do sụn nâng mũi chất lượng thấp. Lúc này, cơ thể có phản ứng đào thải vật thể lạ ra ngoài, gây ra hiện tượng kích ứng. Quá trình này vô hình chung tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm mũi.
Mũi bị tụ bầm, chảy máu, tiết dịch vàng
Tình trạng này cho thấy mũi đã bị viêm khá nặng. Mũi có hiện tượng chảy máu, tụ máu, tiết dịch vàng do vi khuẩn xâm nhập. Lúc này, chị em cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để nhanh chóng xử lý vết thương, tránh để viêm nhiễm quá nặng gây hoại tử mũi.
Bị sốt nhẹ
Mũi bị viêm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào vết thương. Tình trạng này làm kích hoạt hệ thống miễn dịch một cách mạnh mẽ nên sẽ gây sốt nhẹ ở nhiều chị em. Do đó, nếu thấy cơ thể mệt mỏi và có dấu hiệu sốt, chị em nên thông báo ngay cho bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
Phát hiện sớm dấu hiệu nâng mũi bị viêm để xử lý kịp thời
Xem thêm: Giải đáp từ chuyên gia: Hút mỡ bụng có an toàn không ?
Nguyên nhân viêm và cách phòng tránh nâng mũi bị viêm
Sau khi nắm được các dấu hiệu nâng mũi bị viêm, chắc hẳn, nhiều chị em sẽ thắc mắc đâu là nguyên nhân gây viêm mũi sau phẫu thuật. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, tiêu biểu nhất là:
- Cơ sở thẩm mỹ thiếu uy tín: Chất lượng cơ sở thẩm mỹ quyết định 2/3 thành công của quá trình nâng mũi. Do đo, nếu chọn nhầm cơ sở thẩm mỹ kém chuyên nghiệp, nguy cơ viêm sau nâng mũi rất dễ xảy ra.
- Chất lượng sụn mũi kém: Sụn mũi không phù hợp hoặc chất lượng sụn kém có thể gây ra biến chứng nguy hiểm do phản ứng đào thải của cơ thể gây viêm đau, sưng tấy, kích ứng.
- Chế độ chăm sóc, hồi phục sau nâng mũi không đảm bảo: Thường xuyên tác động lực vào mũi, nằm nghiêng hoặc vận động mạnh sẽ làm hở vết thương, tạo điều kiện cho mũi bị viêm, biến dạng. Chế độ ăn không hợp lý làm cản trở quá trình khép miệng vết thương cũng là một trong những nguyên nhân khiến mũi bị viêm.
Dấu hiệu nâng mũi bị viêm là vấn đề nghiêm trọng nhưng chị em hoàn toàn có thể phòng tránh bằng các biện pháp sau:
- Sát trùng kỹ các vùng phẫu thuật bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, nhất là vùng tiền đình mũi và khoang mũi.
- Sử dụng kỹ thuật không gây chấn thương, tránh làm rách niêm mạc mũi và tổn thương mô mũi.
- Ngâm vật liệu độn trong dung dịch sát trùng trước và sau khi thực hiện bất kỳ thao tác nào.
- Điều trị bằng kháng sinh dự phòng trước và sau phẫu thuật, tưới khoang chứa sụn nâng mũi bằng kháng sinh trong quá trình phẫu thuật.
- Dụng cụ phẫu thuật phải dùng riêng giữa dụng cụ dùng trong khoang mũi và dụng cụ bóc tách vật liệu độn để đảm bảo vô trùng tuyệt đối.
- Nên bóc tách khoang chứa nằm ở vị trí dưới màng xương do lớp màng này đóng vai trò như hàng rào tự nhiên giúp bảo vệ vật liệu độn, tránh nhiễm trùng.
Dụng cụ phẫu thuật phải đảm bảo vô trùng tuyệt đối
Blog liên quan: HÚT MỠ BỤNG BAO LÂU HỒI PHỤC VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
Biện pháp điều trị nâng mũi bị viêm
Khi phát hiện các dấu hiệu nâng mũi bị viêm, chị em cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nặng về sau. Nếu mũi chỉ bị viêm nhẹ, chị em có thể được chỉ định vệ sinh lại khoang mũi, sống mũi, cánh mũi bằng dụng cụ và dung dịch sát khuẩn chuyên dụng. Nếu cần, chị em có thể phải uống thêm kháng sinh và một số thuốc khác để tiêu viêm, giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Với tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, chị em có thể phải thực hiện các tiểu phẫu khắc phục như bóc tách dáng mũi, tháo chất liệu cũ, bơm rửa vệ sinh sạch sẽ khoang mũi. Trường hợp mũi bị mưng mủ nghiêm trọng có thể phải phẫu thuật lại toàn bộ mũi. Đối với các ca này, cần chờ mũi phục hồi sau 3 - 6 tháng mới có thể thực hiện các phẫu thuật tiếp theo.
Tùy vào mức độ viêm mà bệnh nhân sẽ được chỉ định phương án điều trị phù hợp
Những lưu ý khi có dấu hiệu nâng mũi bị viêm
Khi phát hiện các dấu hiệu nâng mũi bị viêm, trước hết chị em cần bình tĩnh. Quan sát kỹ những dấu hiệu của mũi và đến ngay trung tâm thẩm mỹ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, xử lý kịp thời. Viện thẩm mỹ Dr.Huỳnh Phát là địa chỉ uy tín được nhiều chị em tin cậy để thực hiện các DỊCH VỤ PHẪU THUẬT THẨM MỸ, phẫu thuật thẩm mỹ nội khoa và ngoại khoa, cũng như thăm khám và khắc phục các vấn đề hậu thẩm mỹ. Liên hệ hotline 0914 633 977 - 0797 009 777 để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
TÌm hiểu thêm: Hút mỡ bụng có thật sự hiệu quả? Việc hút mỡ bụng có ảnh hưởng gì không ?